'Thủ phủ vàng mã' Song Hồ thất thu vì khách "đìu hiu"
Người mua, bán đìu hiu tại Song Hồ |
Xã Song Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km, được biết đến là một trong những nơi sản xuất đồ hàng mã lớn nhất miền Bắc.
Hàng mã ở đây được tiêu thụ quanh năm nhưng sản xuất đặc biệt lớn nhằm cung cấp cho dịp Rằm tháng 7 ( Âm lịch) - Lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là Lễ cô hồn. Tuy nhiên, năm nay không khí tại đây lại khác biệt hẳn so với những năm trước.
Nhiều sản phẩm được bày bán và vận chuyển đi các tỉnh, thành phố |
Trao đổi với PetroTimes, ông Đào Tuấn - chủ một cửa hàng kinh doanh hàng mã (Song Hồ, Thuận Thành) đã được gần 20 năm cho biết, năm nay kinh tế khó khăn, lượng mua “chậm”, hàng tồn kho nhiều.
“Mọi năm đến giờ này là tấp nập người mua, xe cộ chật cứng. Đầu tháng 3, 4 là tôi thuê người sản xuất hàng cho kịp đợt Rằm mà giờ lượng hàng thì lớn, lượng mua thì ‘chậm’, ế ẩm.” - ông Tuấn bày tỏ.
Cùng chung cảnh ngộ, chị Giang (41 tuổi) - chủ hộ kinh doanh và sản xuất hàng mã chia sẻ: “Cao điểm nhất là vào đầu tháng 7, thời điểm này sẽ xuất hàng đi khắp nơi. Vài năm trước, gia đình tôi phải thuê thêm công nhân về làm để xuất hàng cho kịp. Năm nay thì hẩm hiu, chỉ còn 3-4 người làm.”
“Dịp Rằm sẽ sản xuất các loại giầy dép, quần áo, mũ nón… với quan niệm ‘trần sao âm vậy’. Giờ gần rằm như này là hết đợt cao điểm rồi, cũng không biết bán cho ai” - chị tâm sự.
Chị Giang chăm chú làm đồ hàng mã |
Theo ghi nhận, những mặt hàng như thuyền rồng, hình nhân bà chúa, ngựa, voi dùng để phục vụ đền, chùa, hầu đồng...được tiêu thụ khá nhanh. Cứ sản xuất ra là có mối tới hỏi mua. Nhưng những mô hình nhà cửa, vật dụng, xe, tiền vàng… chất đống tại các cửa hàng cũng như lề đường, ảm đạm khác thường.
Thủ phủ vàng mã này là nơi sản xuất ra hàng loạt các loại đồ vàng mã với đủ kiểu dáng, độc đáo được ưa chuộng. Tuy nhiên, do lượng khách giảm, kinh tế khó khăn cũng như chi phí đầu vào cao mà các sản phẩm “độc, lạ” được các hộ sản xuất cầm chừng, chỉ làm theo đơn đặt sẵn.
Nhiều mặt hàng khác nhau được bày bán và sản xuất tại Song Hồ. |
Với thâm niên lâu năm trong nghề, bà Nguyễn Thị Lụa (83 tuổi) làm hàng mã trú tại Song Hồ, Thuận Thành cho biết, nhiều nhà trong làng vẫn giữ được nghề làm vàng mã với nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, bà chia sẻ, kể từ sau khi dịch COVID-19, tình hình kinh doanh buôn bán các sản phẩm hàng mã của bà cũng như nhiều người trong làng trở nên ảm đạm hơn xưa rất nhiều.
Những mặt hàng được trực tiếp các chủ hộ kinh doanh bắt tay vào sản xuất. |
Rằm tháng 7 Âm lịch theo quan niệm dân gian là ngày xá tội vong nhân và cũng là ngày lễ Vu lan báo hiếu, để con cháu bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, nguồn cội. Hoạt động đốt vàng mã được coi là hình thức tâm linh của người Việt, để tưởng nhớ, tri ân các đấng sinh thành.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những mâm cúng có vàng mã không nhất thiết phải nhiều, phải "chất đầy ngồn ngộn". Quan trọng nhất là ở tâm thành kính của chủ lễ.
Thực tế, tục lệ đốt vàng mã thời gian qua không chỉ gây tốn kém, làm ô nhiễm môi trường, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ hoả hoạn, cháy nổ. Có lẽ vì vậy nên tục lệ đốt vàng mã đã được các cơ quan chức năng vào cuộc, tuyên truyền, kêu gọi hạn chế...
Trần Trung - Hằng Nga
-
Dân Thủ đô như về thời bao cấp: Xếp hàng, chờ tới lượt mua bánh cúng rằm
-
Điều chưa từng thấy: Nhà lầu, xe hơi "ế chỏng ế chơ" trên phố Hàng Mã
-
Rằm tháng 7: Đồ cúng, vàng mã “thất thu”, thực phẩm chay đắt khách
-
Sư thầy Thích Minh Quang: 'Tháng 7 âm lịch đẹp nhất năm'
-
Phố Hàng Mã: “Hàng hiệu", "siêu xe" ế ẩm mùa Vu Lan
-
[Video] Tàu Cảnh sát biển Indonesia thăm Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Tàu Cảnh sát biển Indonesia thăm Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu
-
Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 1 sẽ dừng khai thác khi lũ ở mức báo động 3
-
Quảng Nam tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng