Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Sức khoẻ” các Doanh nghiệp Bảo hiểm: Người lên kẻ xuống

16:57 | 05/07/2024

1,596 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mới đây, Vietnam Report công bố danh sách các Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2024. Đứng đầu trong TOP 10 Công ty Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) uy tín đã thuộc về Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ. Về Bảo hiểm phi nhân thọ, PVI bứt phá lên số 1 bảng xếp hạng.
“Sức khoẻ” các Doanh nghiệp Bảo hiểm: Người lên kẻ xuống

Bảo hiểm PVI hiện giữ thị phần lớn nhất trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ.

Thị trường bảo hiểm cần được phát triển đồng bộ, toàn diện, thận trọng và chắc chắn

Đầu năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030.

Trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm; xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng hiện đại, tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế, bền vững, hài hòa lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm, bám sát Chiến lược tài chính đến năm 2030.

Việc phát triển thị trường bảo hiểm được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, có kế hoạch, lộ trình cụ thể, có bước đi thận trọng, chắc chắn, được công bố công khai, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm và sự an toàn của cả hệ thống; tiết giảm chi phí xã hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vai trò quản lý, giám sát, không làm thay doanh nghiệp.

Theo đó, nhằm nâng cao tính an toàn hệ thống, bền vững và hiệu quả của thị trường; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành tiếp cận chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trường trong nước và khu vực; Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuận tiện nhất trong việc tham gia bảo hiểm. Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng của các tổ chức và cá nhân. Nâng cao quản trị rủi ro, an toàn, an ninh mạng và giao dịch trên không gian mạng; Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.

Mục tiêu cụ thể: Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt 3% - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026-2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt 3,3% - 3,5% GDP.

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT); đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; tốc độ tăng trưởng doanh thu cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đạt bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2023-2030; Phí bảo hiểm bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng năm 2025, 5 triệu đồng năm 2030.

Ngoài ra, các giải pháp thực hiện đến năm 2030 như hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm; tăng cường năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ khách hàng và công khai minh bạch của doanh nghiệp bảo hiểm; phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm…Mặc dù quan điểm chỉ đạo của Chính phủ đã rõ ràng như vậy, và thời gian qua các Doanh nghiệp trong ngành đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hoạt động hiệu quả - song vẫn có những “điểm mờ" cần phải làm rõ, khiến cho cá nhân, tổ chức mất niềm tin với các DN bảo hiểm.

Người lên “đỉnh cao”, người về “vực sâu”
Top 10 công ty Bảo hiểm nhân thọ 2024.

Thị trường năm 2023: Tăng trưởng âm

Mới đây, Vietnam Report công bố danh sách Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2024. Đứng đầu trong danh sách Công ty BHNT uy tín đã thuộc về Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ. Thứ hai là Prudential, thứ ba là Daiichi-life. AIA Việt Nam và Chubb lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty bảo hiểm PVI (thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tiếp tục có bước tiến mạnh mẽ, chiếm lĩnh vị trí đầu tiên của TOP 10. Trước đó, năm 2023 PVI đã leo lên vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng. Cũng trong TOP 10 năm 2024 có Bảo Việt, Bảo Minh lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3.

Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm năm 2023 giảm 8,3% so với năm trước. Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ ghi nhận sự sụt giảm đáng kể lên tới 12,5%; lĩnh vực phi nhân thọ chịu ảnh hưởng nặng nề từ thị trường bảo hiểm nhân thọ, nên ghi nhận mức độ tăng trưởng khiêm tốn 2,4%. Đây là năm đầu tiên trong 20 năm lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ ghi nhận tăng trưởng âm.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu phí bảo hiểm quý 2/2024 ước đạt 55,6 nghìn tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với việc đi xuống trên bảng xếp hạng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm cũng giảm mạnh.

Năm 2023, doanh thu phí bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential giảm 12,4%, kéo theo doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 13%. Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty cũng giảm từ 10.083 tỷ đồng, xuống còn 1.283 tỷ đồng.

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam có doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm từ 4.593 tỷ đồng năm 2022 xuống còn 4.398 tỷ đồng năm 2023. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm giảm từ 4.777 tỷ đồng xuống còn 4.582 tỷ đồng.

Đồng cảnh ngộ, Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life cũng giảm mạnh về doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm khi giảm từ 6.395 tỷ đồng năm 2022 xuống còn 4.646 tỷ đồng năm 2023. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do doanh thu phí bảo hiểm giảm tới 28%.


Vẫn chưa hết “lùm xùm”

Có thể thấy BHNT không chỉ là một hình thức đảm bảo an ninh tài chính và ổn định cho cá nhân và gia đình trong trường hợp xảy ra rủi ro mà còn là một hình thức đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên tăng trưởng toàn ngành bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng khá bết bát thời gian qua là do những lùm xùm với khách hàng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo; và doanh nghiệp BHNT dường như vẫn chưa lấy lại được niềm tin của khách hàng.

Mới đây Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) tiếp tục nhận được phản ánh của người dân về bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng. Trong quý 1/2024, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tiếp 8 lượt người tại trụ sở, nội dung công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chủ yếu liên quan đến việc một số công ty bảo hiểm bán bảo hiểm qua kênh đối tác ngân hàng không đúng quy định của pháp luật.

Một nữ khách hàng phản ánh vụ việc diễn ra từ tháng 6/2022, bà đến ngân hàng tại Thái Nguyên để gửi tiết kiệm, một số bạn nhân viên tư vấn sản phẩm song bà không hề biết đó là sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ. Lúc đó, nguyện vọng của bà là gửi tiền 5 năm, sau đó, nhân viên tư vấn sản phẩm kèm cả bảo vệ sức khỏe, sau 5 năm rút toàn bộ tài khoản mà không phải đóng bất cứ khoản phí nào.

Đến nay, khách hàng này đã đóng được 2 năm với số tiền là 100 triệu đồng, khi gọi lên tổng đài của công ty bảo hiểm nhân thọ hỏi thì được trả lời rằng là sau 5 năm khách hàng chỉ nhận lại được số tiền 150 triệu đồng. Vị khách hàng này bày tỏ sự thất vọng và cảm thấy như bị lừa nên muốn rút lại và bảo hiểm không đóng nữa, song số tiền vị này được công ty bảo hiểm trả lại chỉ là 15 triệu đồng.

Vì vậy, bà mong Cục quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) được hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ để dừng đóng phí bảo hiểm, giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm cho biết theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Dẫn chứng các quy định tại Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lừa dối khách hàng, Cục quản lý, giám sát Bảo hiểm nêu rõ trường hợp độc giả phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.

Được biết hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục triển khai thực hiện một số giải pháp đồng bộ, chấn chỉnh vi phạm để tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển minh bạch và chuyên nghiệp hơn.

Cũng trong năm 2024, theo kế hoạch đã được phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó sẽ tiến hành thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là: Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir, Công ty TNHH bảo hiểm Cathay Life Việt Nam.

Tương lai còn nhiều thách thức

Tại hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn & Giải pháp” do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã cải tiến sản phẩm và quy trình nghiệp vụ để nâng cao trải nghiệm khách hàng và chất lượng tư vấn, nhằm mang lại giá trị gia tăng về sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, cùng các văn bản hướng dẫn đã tạo nền tảng pháp lý minh bạch và chuyên nghiệp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.

“Sức khoẻ” các Doanh nghiệp Bảo hiểm: Người lên kẻ xuống
Bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn đặt ra nhiều thách thức trong việc đưa ngành Bảo hiểm lấy lại đà tăng trưởng.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ những chỉ đạo kịp thời từ phía các cơ quan quản lý, sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm (2023) đi kèm với đó là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và sự nỗ lực của các doanh nghiệp mà ngành bảo hiểm vẫn có những bước tiến đáng kể. Sau khi cuộc khủng hoảng truyền thông nổ ra, các doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ và minh bạch trong quy trình bán hàng, đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn viên thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu.

Thêm vào đó, chính sách bảo hiểm mới được ban hành đã góp phần làm tăng niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm bảo hiểm, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Các quy định mới đã giúp thắt chặt quản lý, nâng cao tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro hủy hợp đồng và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của thị trường. Nhờ vào những nỗ lực này, nhiều DNBH đã ghi nhận lợi nhuận, bất chấp sự suy giảm doanh thu từ phí bảo hiểm khai thác mới. Điều này chứng tỏ rằng, với chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể vượt qua thách thức và tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả.

Bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn đặt ra nhiều thách thức trong việc đưa ngành Bảo hiểm lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng dương đối với BHNT. Theo kết quả khảo sát các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm của Vietnam Report, những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt, bao gồm: (1) Khủng hoảng niềm tin của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2023; (2) Người tiêu dùng chưa thực sự hiểu rõ về các chính sách bảo hiểm; (3) Phát hiện nhiều sai phạm khi cung ứng bảo hiểm qua kênh bancassurance; (4) Cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng; (5) Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm; và (6) Vấn đề trục lợi bảo hiểm.

Cuộc khủng hoảng niềm tin của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2023 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực trong đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khi doanh thu phí bảo hiểm lần đầu ghi nhận tăng trưởng âm. Thách thức này dự báo vẫn sẽ còn ảnh hưởng lớn trong năm 2024 khi mà uy tín thương hiệu của các DNBH bị giảm sút nghiêm trọng, khách hàng mất niềm tin và có sự thận trọng hơn trong việc tham gia các sản phẩm bảo hiểm.

Trong những năm gần đây mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng được phản ánh qua nhiều yếu tố. Trước hết, số lượng các công ty bảo hiểm tham gia vào thị trường không ngừng tăng, bao gồm cả những doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp số hóa ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư để mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, điều này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà còn gián tiếp gia tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Thêm vào đó, trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay, thông qua internet khách hàng dễ dàng so sánh và lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.

Chính vì vậy, các DNBH buộc phải nâng tầm chất lượng, không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện liên tục để không tụt hậu so với đối thủ. Ngoài ra, các chính sách và quy định cũng đóng vai trò định hình mức độ cạnh tranh khi tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng giữa các DNBH.

PVI dẫn đầu Bảng xếp hạng 2024 và là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường

“Sức khoẻ” các Doanh nghiệp Bảo hiểm: Người lên kẻ xuống
Bảo hiểm PVI – Doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được xếp hạng tín nhiệm tài chính A- (Xuất sắc) bởi AM Best.

Bảo hiểm PVI những năm gần đây được đánh giá có sự tăng tốc và bứt phá mạnh mẽ, trở thành nhà bảo hiểm lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo khoảng cách khác biệt rõ rệt với các công ty top 5 thị trường.

Cụ thể, năm 2021, tổng doanh thu của Bảo hiểm PVI đạt 10.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 790 tỷ đồng. Trong năm 2022, tổng doanh thu công ty đạt 12.765 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 680 tỷ đồng. Tới năm 2023, tổng doanh thu của PVI đạt 14.553 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên 795 tỷ đồng.

Không chỉ dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận, Bảo hiểm PVI còn là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường. Theo đó, năm 2024, Bảo hiểm PVI tăng thành công vốn điều lệ từ 3.300 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Việc tăng vốn này nằm trong chiến lược phát triển của ban lãnh đạo công ty, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.

Đặc biệt, trong năm 2023, Bảo hiểm PVI trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên được AM Best xếp hạng năng lực tài chính quốc tế A- (xuất sắc) và xếp hạng tín dụng nhà phát hành cũng ở mức này. AM Best cũng xếp hạng năng lực quy mô quốc gia (NSR) cho Bảo hiểm PVI ở mức aaa.VN (đặc biệt) với triển vọng ổn định.

Xếp hạng phản ánh sức mạnh tài chính của Bảo hiểm PVI, cũng như kết quả hoạt động tốt, hệ thống kinh doanh phát triển ổn định và hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) phù hợp. Việc xếp hạng tính tới yếu tố ảnh hưởng tích cực của tập đoàn HDI (HDI V.a.G.) - cổ đông lớn của PVI.

Trần Văn