Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 2)

09:00 | 24/06/2024

52,304 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc thành lập SPR của Hoa Kỳ bắt nguồn từ thực tế khắc nghiệt của những năm 1970: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dầu ròng của Hoa Kỳ sau năm 1970 nhanh hơn với việc Tổng thống Richard Nixon bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu vào năm 1973, và việc vũ khí hóa chính trị việc xuất khẩu dầu của các nước sản xuất dầu khí hàng đầu ở khu vực Trung Đông trong cuộc chiến Yom Kippur (1973).

Đôi điều về SPR

Những dấu hiệu đầu tiên về tình trạng khủng hoảng nguồn cung dầu ở Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện vào năm 1970, cùng năm sản lượng dầu của Hoa Kỳ đạt đỉnh 10 triệu thùng dầu/ngày. Trong suốt những năm 1960, mức tiêu thụ dầu của Hoa Kỳ tăng nhanh, được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa ở vùng ngoại ô và sự phát triển của các phương tiện chở khách cỡ lớn, kém hiệu quả. Đối mặt với mức nhập khẩu ngày càng tăng thách thức các nhà cung cấp Hoa Kỳ, Tổng thống Dwight David Eisenhower đã áp đặt giới hạn nhập khẩu dầu (1959). Tuy nhiên, đầu những năm 1970, lượng nhập khẩu dầu đã tăng lên cùng với những cảnh báo về khả năng mất điện và phân phối nhiên liệu theo định mức.

Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 2)
Lượng dầu được cất trữ trong SPR đạt đỉnh điểm gần 727 triệu thùng vào cuối năm 2009

Tháng 3/1971, Ủy ban Đường sắt Texas (Texas railroad commission-TRC), tương đương với cấp bộ, phụ trách cả lĩnh vực dầu khí của tiểu bang Texas, đã buộc phải dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất, do đó loại bỏ năng lực dự phòng của Hoa Kỳ và cho phép sản xuất toàn bộ sản lượng dầu khí lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ khi sản lượng dầu bước vào giai đoạn suy giảm kéo dài và nhu cầu không có dấu hiệu chậm lại, rõ ràng là nhập khẩu sẽ phải chiếm một phần lớn hơn trong nguồn cung của Hoa Kỳ. Được thừa nhận, hạn ngạch nhập khẩu bắt đầu được nới lỏng và tỷ lệ nhập khẩu trong tổng lượng dầu tiêu thụ đã tăng gần gấp đôi từ năm 1967 đến năm 1973. Đồng thời, nền kinh tế đang trải qua mức độ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao đáng quan ngại với áp lực chính trị gia tăng và cuộc bầu cử sắp diễn ra, Tổng thống Richard Nixon khi đó đã áp đặt các biện pháp kiểm soát giá, bao gồm cả dầu mỏ (1971), điều báo hiệu một đợt đóng băng giá cả dầu tạm thời đã chuyển sang vào một chương trình gồm nhiều biện pháp kiểm soát giá cả và tiền lương kéo dài trong ba năm tiếp theo.

Vào đầu những năm 1970, hầu hết người tiêu dùng đều không biết Hoa Kỳ đã nhập khẩu bất kỳ loại dầu nào. Dần dần, sự tự mãn đó bắt đầu giảm xuống và thực tế bắt đầu xuất hiện cụm từ “khủng hoảng năng lượng” lần đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ đó như một phần của từ vựng chính trị Hoa Kỳ khi mà vào tháng 4/1973, Tổng thống Nixon đã có bài phát biểu trước Quốc hội nêu cảnh báo, nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục không được kiểm soát, Hoa Kỳ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự, cuối cùng cuộc khủng hoảng dầu mỏ lại xảy ra sớm hơn khi cuộc chiến Yom Kippur nổ ra (6/10/1973) do các nước láng giềng Ả rập của Israel đã phát động một cuộc tấn công vào nhà nước Do Thái, dẫn đến việc Hoa Kỳ viện trợ quân sự khẩn cấp cho Israel. Ngay lập tức, các quốc gia Ả rập trả đũa bằng cách sử dụng dầu mỏ làm vũ khí khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả rập (OAPEC) đã đồng ý cắt giảm sản lượng 5% so với mức tháng 9 trước đó và tiếp tục cắt giảm 5% trong mỗi tháng liên tiếp cho đến khi đạt được mục tiêu. Một số quốc gia, trong đó có Ả rập Xê-út, bắt đầu với mức cắt giảm 10% nghiêm trọng hơn. Lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Ả rập đã gây chấn động hệ thống năng lượng, khiến thị trường thế giới mất 5 triệu thùng dầu mỗi ngày vào thời điểm nhu cầu đang tăng với tốc độ hàng năm là 8%. Điều này cũng đã gây chấn động Hoa Kỳ và làm rung chuyển cả đất nước đến cốt lõi của nó. Vào thời điểm lệnh cấm vận được dỡ bỏ (3/1974), giá dầu đã tăng gấp bốn lần lên 12 USD/thùng dầu. Việc kiểm soát giá cả trong nước và hệ thống phân phối liên quan đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt, dẫn đến tình trạng xếp hàng dài ở các trạm bơm xăng.

Nhằm đáp trả hành động cấm vận dầu mỏ trên, Quốc hội đã thông qua và Tổng thống Gerald Ford đã ký ban hành đạo luật Bảo tồn và Chính sách năng lượng (energy policy and conservation Act-EPCA, 1975), trong đó, đạo luật này cho phép thành lập Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược SPR lên tới một tỷ thùng dầu “với mục đích giảm tác động của sự gián đoạn” trong việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ hoặc thực hiện nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo chương trình năng lượng quốc tế”. EPCA xác định các trường hợp có thể sử dụng SPR: Việc bơm hút toàn bộ hoặc hạn chế quy mô SPR phải được tổng thống cho phép, trong khi Bộ trưởng Bộ năng lượng có quyền giải phóng dầu từ kho dự trữ nhằm mục đích tiến hành bán và trao đổi dầu thử nghiệm. IEA, được thành lập bởi Hoa Kỳ và nhóm 15 quốc gia nhập khẩu dầu lớn khác, là một thành phần phụ khác của cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Với tư cách là thành viên của IEA, Hoa Kỳ được yêu cầu phải dự trữ dầu thô hoặc các sản phẩm dầu mỏ tương đương với 90 ngày nhập khẩu ròng để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp với những kho dự trữ này có thể được nắm giữ trong kho tư nhân hoặc do chính phủ liên bang trực tiếp nắm giữ. Hoa Kỳ đáp ứng nghĩa vụ IEA của mình khi chỉ thông qua kho dự trữ dầu thô liên bang được dự trữ tại SPR.

Trong suốt lịch sử hơn bốn thập kỷ tồn tại của mình, SPR đã phát triển theo từng giai đoạn và đạt công suất thiết kế 750 triệu thùng (1991), trước khi khả năng lưu trữ sẵn có giảm dần xuống còn 713,5 triệu thùng hiện tại sau khi nhiều cơ sở SPR đóng cửa trong nhiều năm. Chính quyền của Tổng thống George W. Bush cuối cùng cũng đã không thể thuyết phục được Quốc hội nhằm gia tăng gấp đôi quy mô của SPR lên 1,5 tỷ thùng dầu và tham vọng “khiêm tốn” hơn của họ (được quy định trong đạo luật Chính sách năng lượng, 2005) nhằm mở rộng quy mô của SPR lên 1 tỷ thùng như dự định ban đầu khi mà đề xuất này cuối cùng đã bị hủy bỏ (2011). Lượng dầu được cất trữ trong SPR đạt đỉnh điểm gần 727 triệu thùng vào cuối năm 2009 và duy trì ở mức này cho đến giữa năm 2011 trước khi giảm vĩnh viễn xuống dưới 700 triệu thùng vào cuối năm đó sau khi SPR phối hợp giữa các nước IEA để đáp trả việc đánh mất nguồn cung dầu của Libya do cuộc nội chiến ở quốc gia này. Tính đến tháng 1/2018, SPR chứa 664 triệu thùng dầu thô trong các hang mỏ muối tại bốn địa điểm ở các tiểu bang Louisiana và Texas.

Giảm giá SPR

Một thập kỷ trước đây, với sự phụ thuộc vào nhập khẩu của Hoa Kỳ và nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách tăng quy mô của SPR. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự lắc đầu đã quay trở lại và tâm lý lập pháp chiếm ưu thế hiện nay là hướng tới một SPR có quy mô nhỏ hơn. Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành 5 đạo luật liên quan kể từ năm 2015 quy định việc bán dầu từ SPR cho các chương trình quốc gia khác nhau, bao gồm cả việc hiện đại hóa kho dự trữ. Đó là: (1) Đạo luật Ngân sách lưỡng đảng năm 2015 cho phép bán 58 triệu thùng dầu từ SPR từ năm tài khóa 2018 đến năm 2025 (Mục 403) và giải phóng thêm một lượng dầu trị giá 2 tỷ USD (khoảng 32 triệu thùng dầu), theo ước tính mới nhất của Cơ quan thông tin năng lượng EIA từ giữa năm tài khóa 2017 đến năm 2020 để tài trợ cho việc hiện đại hóa SPR (Mục 404). (2) Đạo luật sửa chữa giao thông bề mặt của Hoa Kỳ (fixing America’s surface transportation-FAST, 2015) yêu cầu cắt giảm và bán thêm 66 triệu thùng dầu nữa từ năm tài khóa 2023 đến năm 2025. (3) Đạo luật điều trị Thế kỷ 21 (21st Century cures Act-CCA, 2016) yêu cầu cắt giảm thêm 25 triệu thùng dầu từ SPR trong khoảng thời gian từ năm tài khóa 2017 đến năm 2019. (4) Một dự luật thuế khóa gần đây được Quốc hội thông qua với tỷ lệ sít sao đã bán thêm 7 triệu thùng dầu thô từ SPR, một động thái vào phút cuối nhằm huy động nguồn vốn cần thiết theo thủ tục của Thượng viện, bao gồm điều khoản mở cửa Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Bắc Cực (arctic national wildlife rrefuge-ANWR) để khoan thăm dò khai thác dầu khí. (5) Đạo luật Ngân sách lưỡng đảng năm 2018 đã yêu cầu bán 100 triệu thùng dầu từ SPR trong khoảng thời gian từ năm tài khóa 2022 đến năm 2027, trong đó bao gồm 30 triệu thùng dầu sẽ được bán trong thời gian 4 năm giữa năm tài khóa 2022 và 2025 và 70 triệu thùng dầu khác (năm tài khóa 2026 và 2027).

Tổng hợp lại, doanh số bán dầu được ủy quyền này với tổng trị giá khoảng 288 triệu thùng dầu sẽ làm giảm quy mô của SPR xuống chỉ còn dưới 410 triệu thùng dầu vào cuối năm 2027 từ mức 695 triệu thùng dầu vào đầu năm 2017. Ngoài việc bán để huy động 2 tỷ USD cho việc hiện đại hóa SPR, tất cả các giao dịch mua bán trên đều được thúc đẩy bởi kỳ vọng doanh thu được thông qua các đạo luật không liên quan đến năng lượng. Ngay cả những người bảo vệ trung thành của SPR đôi khi cũng nhận thấy nguồn thu nhập dễ dàng của nó quá hấp dẫn để vượt qua theo hướng đi lên. Khi cuộc tranh luận diễn ra vào năm 2015 về cách bù đắp sự thiếu hụt trong nguồn tài trợ cho quỹ ủy thác đường cao tốc, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện bà Lisa Murkowski khi đó đã cảnh báo, SPR không phải là máy ATM và càng chắc chắn khi không phải là ngăn đựng tiền lặt vặt cho Quốc hội Hoa Kỳ.

Link nguồn:

Mỹ bắt đầu bổ sung kho dự trữ dầu chiến lược Mỹ bắt đầu bổ sung kho dự trữ dầu chiến lược
Mỹ đặt mục tiêu mới cho kho dự trữ dầu chiến lược Mỹ đặt mục tiêu mới cho kho dự trữ dầu chiến lược
Mỹ và các đồng minh xem xét giải phóng bổ sung kho dự trữ dầu chiến lược Mỹ và các đồng minh xem xét giải phóng bổ sung kho dự trữ dầu chiến lược

Tuấn Hùng

Energy Policy