Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quá trình hình thành và phát triển BSR - Giai đoạn từ 1992 đến 1996:

Quyết sách mở đường

13:55 | 11/04/2023

2,470 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau khi dự án khu Liên hợp lọc - hóa dầu thành Tuy Hạ gặp trở ngại, việc tiếp tục chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu (NMLD) đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hơn. Công tác khảo sát và nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy được tiến hành tại nhiều khu vực dọc bờ biển Việt Nam.
NMLD Dung Quất tiếp tục tăng công suất góp phần ổn định thị trường xăng dầu trong nướcNMLD Dung Quất tiếp tục tăng công suất góp phần ổn định thị trường xăng dầu trong nước
BSR nâng cao hiệu quả quản trị điều hành thông qua chuyển đổi sốBSR nâng cao hiệu quả quản trị điều hành thông qua chuyển đổi số
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển BSR - Giai đoạn từ năm 1977 đến 1991Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển BSR - Giai đoạn từ năm 1977 đến 1991

Năm 1992, Chính phủ chủ trương mời một số đối tác nước ngoài liên doanh đầu tư xây dựng NMLD, trong đó có Liên doanh Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam)/Total/CPC/CIDC do Total (Pháp) đứng đầu. CPC (Chinese Petroleum Corp.) và CIDC (Chinese Investment Development Corp.) là hai công ty của Đài Loan. Trong quá trình chuẩn bị dự án, đã có nhiều ý kiến khác nhau của các bên về địa điểm đặt nhà máy, cụ thể Total đề xuất địa điểm xây dựng NMLD tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quyết sách mở đường
TS Trương Đình Hiển cũng các cộng sự khảo sát vịnh Dung Quất để chuẩn bị lập đề án xây dựng trung tâm lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam tại Bình Sơn, Quảng Ngãi - năm 1992.

Tháng 2/1994, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) làm việc với các đối tác nước ngoài gồm Total (Pháp), CPC và CIDC (Đài Loan) lập Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết NMLD số 1 với vị trí dự kiến đặt tại Đầm Môn, vịnh Văn Phong, tỉnh Khánh Hòa.

Trong quá trình nghiên cứu tiếp theo, do vẫn có một số quan điểm khác nhau về địa điểm đặt nhà máy nên Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong đó có Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và báo cáo đầy đủ về các yếu tố địa hình địa chất, tính toán toàn diện các mặt lợi ích kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của các địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 tại Nghi Sơn (Thanh Hoá); Hòn La (Quảng Bình); Dung Quất (Quảng Ngãi); Vân Phong (Khánh Hòa) và Long Sơn (Vũng Tàu).

Quyết sách mở đường
Các chuyên gia khảo sát địa điểm để triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu tại Bình Sơn, Quảng Ngãi

Ngày 19/9/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã trực tiếp thị sát khu vực vịnh Dung Quất - Quảng Ngãi và chỉ thị cho các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục khảo sát và lập quy hoạch Khu công nghiệp tập trung, NMLD số 1 và Cảng nước sâu Dung Quất (nay là Khu Kinh tế Dung Quất). Sau khi xem xét những kết quả khảo sát khoa học thu được và quy hoạch sơ bộ, ngày 09/11/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 658/QĐ-TTg về địa điểm xây dựng NMLD số 1 và quy hoạch Khu kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó chính thức chọn Dung Quất - Quảng Ngãi làm địa điểm xây dựng NMLD số 1.

Quyết sách mở đường
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thị sát địa điểm xây dựng NMLD số 1 tại Dung Quất, Quảng Ngãi.

Việc lập Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết của dự án được Tổ hợp gồm Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Total, CPC và CIDC tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên đến tháng 9/1995, Total xin rút khỏi dự án do không đạt được thỏa thuận về địa điểm đặt nhà máy. Để tiếp tục triển khai dự án, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã khẩn trương soạn thảo và trình Chính phủ phê duyệt hướng dẫn đầu bài NMLD số 1 và mời các đối tác khác thay thế Total tham gia dự án.

Ngày 15/02/1996, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các đối tác nước ngoài là LG (Hàn Quốc), Stone & Webster (Mỹ), Petronas (Malaysia), Conoco (Mỹ), CPC và CIDC (Đài Loan) đã ký tắt thỏa thuận lập Luận chứng khả thi chi tiết NMLD số 1. Ngày 05/3/1996, Lễ ký chính thức thỏa thuận lập Luận chứng khả thi chi tiết NMLD số 1 được tiến hành. Tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia dự án như sau: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam = 30%; Nhóm A = 30% (gồm LG = 27% và Stone & Webster = 3%); Nhóm B = 30% (gồm Petronas = 15% và Conoco = 15%); Nhóm C = 10% (gồm CPC = 9% và CIDC = 1%).

Sau khi ký thỏa thuận lập Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết dự án, tổ hợp bao gồm Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và các bên nước ngoài đã khẩn trương triển khai công việc. Trong thời gian từ 15/02/1996 đến 15/8/1996, Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết đã được thực hiện với sự tham gia của các bên và các Tư vấn kỹ thuật - Foster Wheeler, Tư vấn Cảng - Fluor Daniel, Tư vấn Tài chính - Barclays và Tư vấn Luật - White & Case. Theo hướng dẫn đầu bài được Chính phủ phê duyệt, NMLD số 1 sẽ được xây dựng tại Dung Quất, thuộc địa bàn 2 xã Bình Trị và Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức đầu tư liên doanh, nhà máy sẽ chế biến một hỗn hợp 6,5 triệu tấn dầu ngọt và dầu chua/năm; trong đó lượng dầu ngọt Việt Nam là chủ yếu, để sản xuất ra các sản phẩm chính là nhiên liệu phục vụ giao thông và công nghiệp.

Quyết sách mở đường
Hội thảo Quốc tế: Những tác động xã hội, kinh tế của đề án NMLD Dung Quất và vai trò của đào tạo nhân lực được tổ chức

Luận chứng nghiên cứu khả thi đã đưa ra 50 phương án đầu tư để xem xét, với chỉ số thu hồi nội tại IRR (Internal Rate of Return) của các phương án từ 8 đến 11% và tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 đến 1,8 tỷ USD. Luận chứng nghiên cứu chi tiết đã được các bên hoàn thành đúng tiến độ và trình Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 11/1996. Tuy nhiên, kết quả của Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết cho thấy dự án - với các thông số theo hướng dẫn của đầu bài - đòi hỏi vốn đầu tư cao, không thỏa mãn hiệu quả kinh tế và tiềm ẩn khó khăn trong việc thu xếp tài chính.

Phía nước ngoài đã đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ bằng cách cho phép dự án được hưởng một số ưu tiên, ưu đãi không nằm trong quy định của hướng dẫn đầu bài như các ưu đãi đặc biệt về thuế, vấn đề bù lỗ cho dự án và cho phép phía nước ngoài tham gia thị trường phân phối sản phẩm. Đề nghị này không được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn, vì vậy cuối năm 1996 phía đối tác nước ngoài xin rút khỏi dự án.

(Còn tiếp)

P.V