Hậu quả của việc chấm dứt vận chuyển khí đốt từ Nga sang EU qua Ukraine vào cuối năm 2024?
Ukraine tuyên bố không gia hạn hợp đồng với Nga vào ngày 31/12/2024 để vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu. (Ảnh minh họa) |
Quyết định này bị Điện Kremlin chỉ trích và mang đến những bất ổn cho các nước châu Âu, những nước nhập khẩu nhiều khí đốt của Nga trong lịch sử, bất chấp những nỗ lực của họ để giảm sự phụ thuộc kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine.
Hợp đồng kết thúc vào ngày 31/12/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Ba (3/9) tuyên bố rằng sẽ “không có ai” gia hạn thỏa thuận với Nga, mặc dù mang lại lợi ích tài chính cho cả hai bên.
Khí đốt của Nga được vận chuyển qua Ukraine theo hợp đồng được ký kết vào năm 2019 kéo dài trong 5 năm, cho đến ngày 31/12/2024, giữa các công ty Ukraine là Naftogaz và GTSOU, cùng với gã khổng lồ Gazprom của Nga.
Theo Naftogaz, hợp đồng này quy định “khối lượng vận chuyển tối thiểu 65 tỷ m3 cho năm 2020 và 40 tỷ m3 cho năm 2021-2024”. Ông Volodymyr Zelensky khi đó đã ca ngợi thỏa thuận này sẽ mang lại “hơn 7 tỷ USD” (tương đương 6,3 tỷ euro theo tỷ giá hiện tại).
Tuy nhiên, một trong hai điểm nhập khí đốt của Nga vào Ukraine, tại Sokhranivka (phía đông), trong khu vực bị Moscow chiếm đóng, đã bị ngừng hoạt động kể từ khi Kiev tuyên bố tình trạng “bất khả kháng” vào tháng 5/2022 sau cuộc tấn công của Nga. Cơ sở hạ tầng quan trọng khác, trạm đo tại Soudja, thuộc khu vực Kursk của Nga, đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Ukraine vào đầu tháng 8 trong một cuộc tấn công bất ngờ.
14,65 tỷ m3 khí vào năm 2023
Nga đã đưa khí đốt của họ tới châu Âu qua hai tuyến đường, kể từ vụ phá hoại đường ống Nord Stream vào tháng 9/2022 ở Biển Baltic.
Đầu tiên là đường ống dẫn khí đốt TurkStream và phần mở rộng của nó, Balkan Stream, qua Biển Đen, tới Bulgaria, Serbia và Hungary. Tuyến đường thứ hai đi qua Ukraine đến Slovakia, một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất, cùng với Hungary, Áo và Ý.
Theo số liệu chính thức, quá trình vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine đã giảm gần 2/3 so với năm 2021, đạt 14,65 tỷ m3 vào năm 2023, chỉ bằng một nửa tổng lượng xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu.
Theo Gazprom, lượng khí đốt Nga xuất khẩu hàng ngày sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine hiện lên tới khoảng 42 triệu m3.
Azerbaijan có thể là giải pháp thay thế?
Liên minh châu Âu (EU), nơi nhập khẩu khí đốt từ Nga đã giảm xuống dưới 10% vào năm 2023, cho thấy rằng các quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc chấm dứt hợp đồng này có “các giải pháp cung cấp khác”.
Ví dụ, Ý dự kiến mua thêm khí đốt từ Algeria, nhưng Slovakia, do vị trí địa lý nên không có lựa chọn thay thế rõ ràng nào.
Theo EU, thị phần khí đốt của Nga trong nhập khẩu của Bratislava vẫn ở mức 69% vào năm 2023 và khoảng 60% đối với Áo.
Vào đầu tháng 7, ông Volodymyr Zelensky cho biết Kiev đang thảo luận với Azerbaijan, một nhà khai thác khí đốt lớn, nhằm thay thế khí đốt của Nga vận chuyển qua Ukraine đến châu Âu bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev tiết lộ rằng, EU và Kiev đã “tiếp cận” ông để “tạo điều kiện” cho các cuộc thảo luận với Moscow và đạt được thỏa thuận phù hợp với tất cả các bên, dự kiến sử dụng cơ sở hạ tầng của Nga để vận chuyển khí đốt từ Baku đến mạng lưới của Ukraine.
Một giải pháp khác là Gazprom sẽ cung cấp thêm khí đốt thông qua đường ống TurkStream.
Tuy nhiên, năng lực của tuyến đường này vẫn còn hạn chế ở giai đoạn này, bất chấp mong muốn của ông Vladimir Putin là phát triển “một trung tâm khí đốt” ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Gazprom và Kiev sẽ thiệt hại bao nhiêu?
Gazprom đã gặp khó khăn về tài chính kể từ khi Liên minh châu Âu, khách hàng lịch sử của họ, giảm đáng kể việc nhập khẩu khí đốt của Nga, thậm chí còn tuyên bố muốn từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2027.
Theo các chuyên gia, được trích dẫn bởi tờ báo Nga Vedomosti, gã khổng lồ Nga có thể bị cắt giảm khoảng 5 tỷ euro doanh thu hàng năm từ các lô hàng qua Ukraine, tương đương khoảng 6% doanh thu của họ.
Về phần mình, Ukraine sẽ mất khoảng 720 triệu euro doanh thu hàng năm (gần 0,5% GDP của nước này), ngay cả khi số tiền này chủ yếu được dùng để chi trả cho chi phí vận hành mạng lưới khí đốt.
Brussels sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Moscow |
Ukraine nêu điều kiện để tiếp tục vận chuyển khí đốt của Nga sang EU |
Ai được hưởng lợi khi Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt của Nga? |
Nh.Thạch
AFP
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm do lo ngại về giảm phát ở Trung Quốc
-
Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu LNG cho trường hợp khẩn cấp
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/10: Giá dầu hôm nay giảm mạnh đầu phiên
-
Đánh giá an ninh khí đốt toàn cầu từ nay đến hết năm 2024
-
Cái giá phải trả cho châu Âu và Nga nếu chấm dứt vận chuyển khí đốt qua Ukraine?