Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/9: Giá dầu liệu có chấm dứt chuỗi ngày lao dốc?
Ảnh: PetroTimes |
1. Tính đến đầu giờ sáng nay 6/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 69,24 USD/thùng - tăng 0,13%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 72,77 USD/thùng - tăng 0,11%.
Trước đó, giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch ngày 5/9. Trong phiên này, giá dầu giữ ở mức thấp nhất trong 14 tháng do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ cùng khả năng nguồn cung từ Libya tăng đã "lấn át" báo cáo tồn kho dầu của Mỹ và việc OPEC+ hoãn tăng sản lượng.
2. OPEC+ đã đạt được thỏa thuận trì hoãn việc hủy bỏ việc cắt giảm sản lượng dự kiến bắt đầu vào tháng 10, các nguồn tin giấu tên của OPEC+ nói với Bloomberg. Nhóm hiện có kế hoạch giảm bớt việc cắt giảm sản lượng bắt đầu vào tháng 12.
Kế hoạch hiện tại của OPEC+ là bắt đầu quá trình thận trọng nhằm lùi lại việc cắt giảm sản lượng tự nguyện hiện tại bắt đầu từ tháng tới, sẽ chứng kiến 180.000 thùng/ngày được bổ sung trở lại thị trường vào tháng 10.
3. Giám đốc điều hành của Harbour Energy, nhà sản xuất lớn nhất của UKCS, nói với tờ Financial Times rằng kế hoạch tăng thêm thuế lợi tức phụ thu đối với các nhà khai thác dầu khí ở Biển Bắc của Chính phủ Anh sẽ thúc đẩy việc giảm các khoản đầu tư trong khu vực.
Giám đốc điều hành của Harbor Energy, Linda Cook, đã chỉ trích khoản thuế này kể từ khi nó được chính phủ tiền nhiệm của Vương quốc Anh đưa ra lần đầu tiên vào năm 2022.
4. Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) cho biết, Singapore sẽ tìm cách nhập khẩu khoảng 6 gigawatt (GW) điện có hàm lượng carbon thấp vào năm 2035, tăng so với mục tiêu ban đầu là 4 GW.
Nhập khẩu điện có hàm lượng carbon thấp là một phần trong nỗ lực chung của Singapore nhằm giảm lượng carbon trong ngành điện, hiện chiếm khoảng 40% lượng khí thải carbon của quốc gia này.
5. Petronas, gã khổng lồ dầu khí nhà nước của Malaysia, mới đây đã báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm sụt giảm trong bối cảnh thị trường tiếp tục biến động, giá khí đốt tự nhiên thấp hơn và thuế phải trả cao hơn.
Lợi nhuận sau thuế của Petronas giảm 19% xuống còn 7,48 tỷ USD (32,4 tỷ ringgit) trong nửa đầu năm 2024.
Bình An
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm do lo ngại về giảm phát ở Trung Quốc
-
Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu LNG cho trường hợp khẩn cấp
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/10: Giá dầu hôm nay giảm mạnh đầu phiên
-
Đánh giá an ninh khí đốt toàn cầu từ nay đến hết năm 2024
-
Cái giá phải trả cho châu Âu và Nga nếu chấm dứt vận chuyển khí đốt qua Ukraine?